Bài diễn văn AREMBO 2017 : ông Jean VANMAI Mar14

Tags

Related Posts

Share This

Bài diễn văn AREMBO 2017 : ông Jean VANMAI


Kính thưa qúy vị và các bạn
Xin qúy vị và các bạn hãy có một giấc mơ mang lại cho nền văn học của chúng ta những từ ngữ cao qúy.
Đã đến lúc chúng ta trao giải thưởng AREMO của nhà xuất bản Noir au Blanc, Ecrire en Océanie et Humanis
Tôi xin nhắc lại câu này của Aragon chắc chắn sẽ trở thành câu châm ngôn của giải thưởng AREMBO : « Văn học là thành phần quan trọng của một đất nước, tóm lại, văn học bộ mặt của một đất nước ».
Tối nay, chúng ta trao giải thưởng AREMBO 2017 cho một nhà văn sống ở châu Đại Dương, viết bằng tiếng Pháp, đặc biệt về những đóng góp của ông cho sự phát triển văn hóa của đất nước cũng như về năng lực cung cấp một bằng chứng của thời đại của mình.
Là một đại nhân chứng của lịch sử Nouvelle-Calédonie, người bảo vệ cộng đồng, năng động, sẵn sàng, tình nguyện, thường khôi hài, ông cũng là một doanh nhân thành đạt, một đại biểu quốc hội của Nouvelle-Calédonie nhiệm kỳ 1988-1995, thành viên của Hiệp hội các tác giả và nhà soạn kịch, Hiệp hội các nhà văn viết bằng tiếng Pháp và là cựu chủ tịch của Hiệp hội các nhà văn Nouvelle-Calédonie.
Tôi xin mời, với tràng pháo tay của qúy vị, một trong những nhà văn xuất sắc nhất của đất nước chúng ta : ông Jean VANMAI.
Tôi cũng xin mời ông Jean-Marie CREUGNET, người đoạt giải thưởng Arembo 2015 và là người truyền ngôi sẽ trao giải thưởng năm 2017 cho người chiến thắng.
Một vài lời về tác phẩm của ông Jean VANMAI, ông bắt đầu với một cuốn sách đặc biệt trở thành cuốn sách tham khảo về sự nhập cuộc của cộng đồng người Việt Nam trên đất nước của chúng ta: Chân Đăng, câu chuyện mang tính chất lịch sử được xuất bản vào năm 1980, dựa trên phả hệ gia đình, kể lại việc đi lao động theo hợp đồng trong các mỏ ở Nouvelle-Calédonie trong những điều kiện đặc biệt khắc nghiệt.
Và thành công đã đến với ông.

Ông Jean VANMAI là người đầu tiên đã đưa lịch sử cộng đồng của mình vào nền văn chương Nouvelle-Calédonie, ông đoạt giải thưởng Châu Á và quyết định viết phần tiếp theo. Đó là cuốn « Con trai người Chân Đằng » năm 1983.
Tiếp đó, năm 1988 là cuốn sách « Nouméa Guadalcanal », một tiểu thuyết vể cuộc chiến ở Thái Bình Dương.
Năm 1998 là bộ ba tác phẩm Pilou-Pilou với những cái tên gợi nhiều liên tưởng : « Mũ Rơm », « Hòn đảo của sự quên lãng » và « Thành phố với nghìn quả đồi », là nơi tụ họp thực dân, người bị kết án và phiến quân, tất cả những người xuất thân từ một dân cư đa sắc tộc của Nouvelle-Calédonie : một dân cư đa sắc tộc mà ông Jean VAMAI mong muốn chứng minh ý chí cùng nhau chung sống của họ.
Tiếp theo là những thử nghiệm, hội thảo, nhân chứng, chương trình, việc xuất bản các tác phẩm chung … đủ loại mà không thể nói hết được ở đây.
Và cuối cùng để không tỏ ra quá nghiêm túc, ông Jean VANMAI tự cho phép mình viết văn bản tiểu thuyết, biểu hiện qua các tác phẩm : « Tôi quá yêu tiền » và « Bắt cóc ở Istanbul » biểu lộ một ý muốn không chỉ giới hạn trong một loại văn chương cũng như không chỉ giới hạn ở một địa điểm. Một sự giải trí, qua một tác phẩm quan trọng và giàu sự kiện.
Tôi sẽ kết thúc bằng câu của Alexandre Rosada trong Karactères, tôi xin đọc ở đây : Jean VANMAI, là cây bút viết về cái tôi trở thành cây bút viết về chúng ta.
Alexandre anh đã nhìn nhận rất đúng !
Jean cảm ơn bạn đã hiến cho chúng tôi rất rất nhiều.
Claudine Jacques, Hélène Cabassy và Luc Deborde